Ngan hang kien thuc trong ngo |
Trước đây, sản xuất ngô ở Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là tự cung tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân. Tại một số vùng miền núi do khó khăn về sản xuất lúa nước nên nông dân phải trồng ngô làm lương thực thay gạo. Các giống ngô được trồng đều là các giống truyền thống của địa phương, giống cũ nên năng suất rất thấp. Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, diện tích ngô Việt Nam chưa đến 300 nghìn hecta, năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha, đến đầu những năm 1980 cũng không cao hơn nhiều, chỉ ở mức 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng góp phần nâng năng suất ngô lên gần 1,5 tấn/ha. Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, do việc tạo được các giống ngô lai và mở rộng diện tích trồng ngô lai trong sản xuất, kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác theo nhu cầu của giống mới. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên 430 nghìn hecta trồng ngô; năm 2006, giống lai đã chiếm khoảng 90% diện tích trong hơn 1 triệu hecta ngô cả nước, trong đó giống do các cơ quan nghiên cứu trong nước chọn tạo và sản xuất chiếm từ 58-60% thị phần trong nước, số còn lại là của các công ty liên doanh với nước ngoài. Trong đó, giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) tạo ra chiếm tới 90% lượng giống lai của Việt Nam. Một số giống khá nổi bật như: LVN10, LVN99, LVN4, LVN9, VN8960, LVN885, LVN66… Các giống ngô này có năng suất và chất lượng tương đương các giống ngô của các công ty liên doanh với nước ngoài nhưng giá bán chỉ bằng 65-70%, góp phần tiết kiệm chi phí cho người trồng 80-90 tỷ đồng/năm. Nhờ vậy, người trồng cũng đã chủ động được hạt giống cho sản xuất, không lệ thuộc vào giống nhập khẩu của nước ngoài như những năm trước.

Từ năm 2006, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt cao nhất từ trước đến nay. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới, lợi nhuận trồng ngô lai cao hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm 2008, diện tích trồng ngô của cả nước (trong đó 90% diện tích là ngô lai) đạt 1.126.000 ha, tổng sản lượng trên 4.531.200 tấn. Năm 2009, diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên tới trên 5.031000 tấn, cao nhất từ trước tới nay. Các giống ngô lai của Việt Nam bước đầu cũng đã xuất bán sang các nước Bangladesh, Cam-pu-chia, Lào, Quảng Tây -Trung Quốc, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ…( Theo Viện nghiên cứu ngô)
Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam từ năm 1961 - 2009
Năm |
Diện tích
(1000 ha) |
Năng suất
(tấn/ha) |
Sản lượng
(1000 tấn) |
1961 |
300,0 |
1,00 |
300,0 |
1980 |
360,0 |
1,10 |
400,0 |
1990 |
432,0 |
1,55 |
671,0 |
1995 |
557,0 |
2,11 |
1177,0 |
2000 |
730,2 |
2,75 |
2005,9 |
2003 |
912,7 |
3,44 |
3136,3 |
2004 |
991,1 |
3,46 |
3430,9 |
2005 |
1052,6 |
3,60 |
3787,1 |
2006 |
1033,1 |
3,73 |
3854,5 |
2007 |
|
3,85 |
4107,5 |
2008 |
1.126,0 |
4,02 |
4.531,.2 |
2009 |
1.170,9 |
4,30 |
5.031,0 |

|
|
Ban biên tập
TT |
Họ và tên |
Cơ quan công tác |
1 |
TS. Nguyễn Văn Vấn |
Ban Thông tin, Viện KHNNVN |
2 |
PGS.TS. Nguyễn Văn Viết |
Ban Khoa học & HTQT, Viện KHNNVN |
3 |
TS. Hồ Quang Đức |
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa |
4 |
TS. Nguyễn Công Vinh |
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa |
5 |
ThS. Lê Văn Hải |
Viện Nghiên cứu Ngô |
6 |
ThS. Nguyễn Hoàng Long |
Ban Thông tin, Viện KHNNVN |
7 |
ThS. Phạm Thị Xuân |
Ban Thông tin, Viện KHNNVN |
8 |
CN. Lê Thị Liên |
Ban Thông tin, Viện KHNNVN |
9 |
CN. Phạm Hồng Hạnh
|
Viện Bảo vệ thực vật
|
|
|
|
|