QUẢN LÝ DỊCH HẠI NGÔ
Ngô là loại cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh. Những nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại ngô đã được tiến hành từ nhiều năm nay. Theo cố liệu của Viện Bảo vệ thực vật về ”Kết quả điều tra Côn trùng và Bệnh cây năm 1967-1968” thì ngô ở Việt Nam ghi nhận có 63 loài côn trùng và 32 loại bệnh hại. Thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra cho các loại cây lương thực (trong đó có ngô) ước tính hàng năm từ 10-30%. Theo Lê Doãn Diên, 1990 ở Việt Nam, tổn thất do côn trùng gây ra cho ngũ cốc trong bảo quản là khoảng 10%. Số liệu điều tra của TS. Nguyễn Văn Liêm và CTV (Viện Bảo vệ thực vật), 2005 thì thiệt hại do các loại mọt gây ra trên ngô ở vùng Bắc Hà - Lào Cai sau 12 tháng bảo quản tới 38,95%. Đây là một tổn thất rất lớn đối với đồng bào dân tộc ở vùng này vì ngô là nguồn thu nhập quan trọng của các gia đình.

bố tập trung lớn theo khu vực sinh thái khác hẳn với điều kiện sản xuất phân tán nhỏ lẻ đã từng tồn tại nhiều năm trước đây. Sự thay đổi cơ cấu trong sản xuất ngô sẽ dẫn tới điều có thể sảy ra là phá vỡ hệ sinh thái quần thể dịch hại cũ, thiết lập hệ sinh thái dịch hại mới. Có những dịch hại ngô trước đây là thứ yếu thì nay có nguy cơ trở thành chủ yếu gây tác hại nghiêm trọng nếu không chủ động phòng trừ sẽ gây tác hại lớn. Mặt khác nếu gây tác hại cục bộ sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập cá biệt của các hộ nông dân. Hiểu biết về sâu bệnh hại ngô sẽ giúp người trồng ngô chủ động phòng trừ chúng.